Tặng quà là một thói quen phổ biến vào những dịp lễ như 14/2,8/3 20/10,… Vào những ngày này, người ta muốn thể hiện tình cảm tốt đẹp dành cho nhau thông qua những món quà. Hoa – chính là món quà được ưu ái lựa chọn nhiều nhất. Gần đây, thói quen tặng hoa đã đi vào nếp sống của người Việt…
Văn hoá tặng hoa
Việt Nam không phải là đất nước nổi tiếng có cả một công nghệ xuất khẩu hoa như Hà Lan. Nhưng lòng yêu thích hoa của người Việt thì lại đã có từ rất lâu. Ngày nay khi đời sống càng văn minh, con người hướng nhiều đến đời sống tinh thần thì lòng yêu hoa đã đi vào nếp sống của người Việt và trở thành văn hoá tặng hoa vào mỗi dịp lễ, tết.
Trong mấy năm gần đây, thay vì việc phải lựa chọn những món quà tặng nhau vào mỗi dịp lễ thì người Việt chọn cách tặng hoa – một món quà vừa mang giá trị tinh thần, vừa thể hiện được vẻ đẹp. Đi đến bất cứ buổi lễ nào, từ sinh nhật, cưới hỏi, cho đến những buổi bảo vệ khoá luận tốt nghiệp của sinh viên…đều thấy hoa là thứ nổi bật nhất. Trên đường phố Hà Nội bây giờ không khó để có thể tìm thấy những cửa hàng hoa từ bình dân cho đến hàng Shop. Những địa điểm bán hoa đẹp được giới sinh viên rỉ tai nhau đó là Kim Mã, Phạm Ngọc Thạch…Văn hoá tặng hoa đã đi vào cuộc sống của người Việt và bên cạnh đó cũng hình thành nên một thị trường hoa có những ngày bình ổn, nhưng cũng có những ngày không hề yên tĩnh…
Vào những dịp như 14/2, 8/3, 20/11,… mặt hàng nào trên thị trường bán chạy nhất, xin thưa: đó là hoa. Do nhu cầu quá lớn từ người mua nên vào những ngày đó đi đến bất cứ một ngõ phố nào người ta cũng có thể thấy hoa được bày bán. Chỉ cần một chiếc bàn đặt ở lề đường là đã có thể trở thành một cửa hàng hoa. Nếu trước đây, người ta có thể bị ngạc nhiên khi đọc được ở một tờ báo viết rằng: vào ngày 14/2, một bông hoa hồng trị giá 50.000đ thì giờ đây, chuyện giá hoa tăng đột biến vào những ngày lễ tết đã trở nên bình thường.
Thị trường hoa chỉ thực sự sôi động trước những ngày lễ 2 đến 3 hôm. Những ngày này giá hoa có thể mặc sức tăng tuỳ theo sức mua của người tiêu dùng. Bình thường, một bó hoa đẹp cũng chỉ dao động từ 50.000- 100.000đ thì vào những dịp như thế này, nó có thể lên tới 150.000 đến 200.000đ.
Giới trẻ là đối tượng chủ yếu được thị trường hoa hướng tới. Tặng hoa đã trở thành mốt. Khi nhìn vào bó hoa thay vì thấy được những thông điệp của người tặng thì giờ đây người ta còn có thể biết được người tặng nó là một người có sành điệu hay không! Do đó các cửa hàng hoa càng ra sức trau chuốt những bó hoa bằng giấy gói rực rỡ và hoành tráng để làm tăng giá trị của những bó hoa, và cũng đồng thời tăng giá cả của chúng.
Sau những ngày lễ…
Không ít bậc phụ huynh khi nhìn thấy con cái của mình mua những bó hoa đắt tiền đã thở dài nghĩ rằng cũng giá tiền bằng bó hoa như vậy có thể đi chợ cho cả gia đình mình 3 đến 4 ngày. Đành rằng không nên đem những giá trị vật chất ra so sánh với giá trị tinh thần, nhưng sau những ngày lễ nhìn những bó hoa bị vứt tả tơi nơi bãi rác hoặc nằm nằm chỏng queo trên những chiếc xe rác, người ta không khỏi băn khoăn khi nghĩ rằng liệu tặng hoa như thế này đã thực sự trở thành một văn hoá hay chưa? Tặng hoa là hướng con người đến vẻ đẹp tinh thần, nhưng một khi nó trở thành phong trào ồ ạt thì giá trị ấy có còn được nguyên vẹn?
Tặng quà là một thói quen phổ biến vào những dịp lễ như 14/2,8/3 20/10,… Vào những ngày này, người ta muốn thể hiện tình cảm tốt đẹp dành cho nhau thông qua những món quà. Hoa – chính là món quà được ưu ái lựa chọn nhiều nhất. Gần đây, thói quen tặng hoa đã đi vào nếp sống của người Việt…
Văn hoá tặng hoa
Việt Nam không phải là đất nước nổi tiếng có cả một công nghệ xuất khẩu hoa như Hà Lan. Nhưng lòng yêu thích hoa của người Việt thì lại đã có từ rất lâu. Ngày nay khi đời sống càng văn minh, con người hướng nhiều đến đời sống tinh thần thì lòng yêu hoa đã đi vào nếp sống của người Việt và trở thành văn hoá tặng hoa vào mỗi dịp lễ, tết.
Trong mấy năm gần đây, thay vì việc phải lựa chọn những món quà tặng nhau vào mỗi dịp lễ thì người Việt chọn cách tặng hoa – một món quà vừa mang giá trị tinh thần, vừa thể hiện được vẻ đẹp. Đi đến bất cứ buổi lễ nào, từ sinh nhật, cưới hỏi, cho đến những buổi bảo vệ khoá luận tốt nghiệp của sinh viên…đều thấy hoa là thứ nổi bật nhất. Trên đường phố Hà Nội bây giờ không khó để có thể tìm thấy những cửa hàng hoa từ bình dân cho đến hàng Shop. Những địa điểm bán hoa đẹp được giới sinh viên rỉ tai nhau đó là Kim Mã, Phạm Ngọc Thạch…Văn hoá tặng hoa đã đi vào cuộc sống của người Việt và bên cạnh đó cũng hình thành nên một thị trường hoa có những ngày bình ổn, nhưng cũng có những ngày không hề yên tĩnh…
Vào những dịp như 14/2, 8/3, 20/11,… mặt hàng nào trên thị trường bán chạy nhất, xin thưa: đó là hoa. Do nhu cầu quá lớn từ người mua nên vào những ngày đó đi đến bất cứ một ngõ phố nào người ta cũng có thể thấy hoa được bày bán. Chỉ cần một chiếc bàn đặt ở lề đường là đã có thể trở thành một cửa hàng hoa. Nếu trước đây, người ta có thể bị ngạc nhiên khi đọc được ở một tờ báo viết rằng: vào ngày 14/2, một bông hoa hồng trị giá 50.000đ thì giờ đây, chuyện giá hoa tăng đột biến vào những ngày lễ tết đã trở nên bình thường.
Thị trường hoa chỉ thực sự sôi động trước những ngày lễ 2 đến 3 hôm. Những ngày này giá hoa có thể mặc sức tăng tuỳ theo sức mua của người tiêu dùng. Bình thường, một bó hoa đẹp cũng chỉ dao động từ 50.000- 100.000đ thì vào những dịp như thế này, nó có thể lên tới 150.000 đến 200.000đ.
Giới trẻ là đối tượng chủ yếu được thị trường hoa hướng tới. Tặng hoa đã trở thành mốt. Khi nhìn vào bó hoa thay vì thấy được những thông điệp của người tặng thì giờ đây người ta còn có thể biết được người tặng nó là một người có sành điệu hay không! Do đó các cửa hàng hoa càng ra sức trau chuốt những bó hoa bằng giấy gói rực rỡ và hoành tráng để làm tăng giá trị của những bó hoa, và cũng đồng thời tăng giá cả của chúng.
Sau những ngày lễ…
Không ít bậc phụ huynh khi nhìn thấy con cái của mình mua những bó hoa đắt tiền đã thở dài nghĩ rằng cũng giá tiền bằng bó hoa như vậy có thể đi chợ cho cả gia đình mình 3 đến 4 ngày. Đành rằng không nên đem những giá trị vật chất ra so sánh với giá trị tinh thần, nhưng sau những ngày lễ nhìn những bó hoa bị vứt tả tơi nơi bãi rác hoặc nằm nằm chỏng queo trên những chiếc xe rác, người ta không khỏi băn khoăn khi nghĩ rằng liệu tặng hoa như thế này đã thực sự trở thành một văn hoá hay chưa? Tặng hoa là hướng con người đến vẻ đẹp tinh thần, nhưng một khi nó trở thành phong trào ồ ạt thì giá trị ấy có còn được nguyên vẹn?