Ai từng đã và đang có con nhỏ đều biết rằng, nuôi con là công việc cực kỳ khó khăn nhất là khi bé liên tục quấy khóc. Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể học cách làm gối lá đinh lăng cho bé. Bởi tác dụng của cây đinh lăng là làm cho cơ thể bé thanh nhiệt, thoáng khí, thông kinh lạc giúp cho đầu và gáy bé được khô thoáng, không mồ hôi trộm và giảm nguy cơ sốt cao, ngoài ra còn kích thích vỏ não và hệ thần kinh trung ương giúp bé ngủ ngoan, sâu giấc.
Dù có vô số cách may gối cho bé khác nhau, nhưng những bà mẹ có con nhỏ vẫn nên chú ý đến cách làm gối này, rất đơn giản mà còn tốt cho sức khỏe của bé yêu nữa.
Nguyên liệu
Cùng chuẩn bị nguyên liệu để học cách làm gối lá đinh lăng cho bé bạn nhé:
– Lá đinh lăng tươi (chọn lá của cây đinh lăng lá nhỏ đã hơn 3 năm tuổi trở lên để lá có vị thơm. Chi chọn lấy phần lá không được lấy cành và gân lá để tránh gối bị cứng là đau đầu).
– Vỏ gối (có thể mua hoặc xem cách may vỏ gối trên Lamsao.com). Bạn nên chọn vỏ gối cotton cho phù hợp với làn da của bé.
– Kim, chỉ, bông.
Nguyên liệu để học cách làm gối lá đinh lăng cho bé chủ yếu là lá đinh lăng 3 năm tuổi trở lên.
Cách làm gối lá đinh lăng cho bé
-
1
Bước đầu tiên khi có được lá đinh lăng thì bạn mang phơi, công đoạn phơi lá đinh lăng cũng rất kỳ công. Phơi ẩu không những làm lá đinh lăng sẽ bị mốc ngay mà còn có mùi rất hắc nữa. Trước khi phơi, lá đinh lăng cần phải được rửa thật sạch tránh bụi bẩn đảm bảo vệ sinh.
Sau đó phơi lá đinh lăng đã rửa sạch trong bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp để giữ lại hương thơm tự nhiên của lá. Mùa nắng hanh (ngoài Bắc) là thời điểm tốt nhất để phơi lá đinh lăng.
Trong cách làm gối lá đinh lăng, công đoạn quan trọng nhất là phơi.
-
2
Khi lá đã khô đúng độ (lá vừa khô tới, còn độ mềm dẻo, không được ròn quá) đem xấy khô hoặc sao vàng ở nhiệt độ vừa phải để đảm bảo độ dẻo của lá không bị gãy vụn. Sau đó hạ thổ để lá đinh lăng hút được độ ẩm cần thiết và tinh túy của đất trời.
Khi lá đá khô, bạn tiến hành mang sấy và hạ thổ.
-
3
Bước tiếp theo là bạn mang lá đinh lăng trộn đều với bông gòn polyester (loại chuyên dụng để làm gối). Tỷ lệ lá đinh lăng và bông gòn được tính toán rất công phu sao cho mùi hương vừa đủ thoang thoảng, không bị quá hắc hay biến thành mùi thuốc bắc.
Sau khi trộn đều lá đinh lăng khô và bông gòn với tỷ lệ phù hợp sẽ nhồi vào ruột gối và may lại. Điều đặc biệt chú ý trong công đoạn này đó là kích thước vỏ gối và độ cao của gối phải được tính toán làm sao cho phù hợp với độ tuổi của trẻ nhỏ.
Đối với trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi nên sử gối size 25cm x 35cm. Trẻ trên 24 tháng tuổi nên sử dụng gối size 30cm x 40cm. Chiều cao hợp lý của gối thường được ước lượng bằng chiều cao của vai khi bé nằm nghiêng.
Bước cuối cùng là bạn trộn lá đinh lăng với bông gòn để nhồi vào vỏ gối sao cho gối có mùi hương thoang thoảng.
Vậy là chẳng mấy chốc mà mẹ đã có ngay chiếc gối lá đinh lăng thật êm ái và mùi hương thoảng thoảng cho bé rồi. Cách làm gối lá đinh lăng dù hơi mất công một chút nhưng lại làm đơn giản mà bé lại có món đồ tốt cho sức khỏe. Có chiếc gối này, bé sẽ ngủ ngon và sâu hơn. Đối với các bé sử dụng gối lá đinh lăng mùi thơm này sẽ lưu lại trên cơ thể bé suốt cả này. Các bé và phụ huynh sẽ rất thích mùi hương này và sẽ không quên được nó.
Khi đã biết cách làm gối lá đinh lăng, bạn nên thường xuyên làm vệ sinh gối lá đinh lăng cho bé bằng cách giặt vỏ gối và phơi ruột gối lá đinh lăng, vừa tránh ẩm mốc và vừa làm cho lá đinh lăng không bị xẹp và mất mùi. Thời hạn sử dụng khuyên dùng lá từ 8 tháng đến 1 năm kể từ ngày sử dụng gối. Khi phơi ruột gối nên phơi trong bóng râm, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để tránh gối bị hư khi nhiệt độ quá cao.
>>> Xem thêm:
Gối ôm cá ngựa – món quà handmade cho bé ngủ ngon
3 cách may gối handmade đơn giản chưa từng thấy
Chúc các bạn thành công với cách làm gối lá đinh lăng cho bé nhé!
Ai từng đã và đang có con nhỏ đều biết rằng, nuôi con là công việc cực kỳ khó khăn nhất là khi bé liên tục quấy khóc. Để khắc phục tình trạng trên, bạn có thể học cách làm gối lá đinh lăng cho bé. Bởi tác dụng của cây đinh lăng là làm cho cơ thể bé thanh nhiệt, thoáng khí, thông kinh lạc giúp cho đầu và gáy bé được khô thoáng, không mồ hôi trộm và giảm nguy cơ sốt cao, ngoài ra còn kích thích vỏ não và hệ thần kinh trung ương giúp bé ngủ ngoan, sâu giấc.
Dù có vô số cách may gối cho bé khác nhau, nhưng những bà mẹ có con nhỏ vẫn nên chú ý đến cách làm gối này, rất đơn giản mà còn tốt cho sức khỏe của bé yêu nữa.
Nguyên liệu
Cùng chuẩn bị nguyên liệu để học cách làm gối lá đinh lăng cho bé bạn nhé:
– Lá đinh lăng tươi (chọn lá của cây đinh lăng lá nhỏ đã hơn 3 năm tuổi trở lên để lá có vị thơm. Chi chọn lấy phần lá không được lấy cành và gân lá để tránh gối bị cứng là đau đầu).
– Vỏ gối (có thể mua hoặc xem cách may vỏ gối trên Lamsao.com). Bạn nên chọn vỏ gối cotton cho phù hợp với làn da của bé.
– Kim, chỉ, bông.
Nguyên liệu để học cách làm gối lá đinh lăng cho bé chủ yếu là lá đinh lăng 3 năm tuổi trở lên.
Cách làm gối lá đinh lăng cho bé
-
1
Bước đầu tiên khi có được lá đinh lăng thì bạn mang phơi, công đoạn phơi lá đinh lăng cũng rất kỳ công. Phơi ẩu không những làm lá đinh lăng sẽ bị mốc ngay mà còn có mùi rất hắc nữa. Trước khi phơi, lá đinh lăng cần phải được rửa thật sạch tránh bụi bẩn đảm bảo vệ sinh.
Sau đó phơi lá đinh lăng đã rửa sạch trong bóng râm, tránh ánh nắng trực tiếp để giữ lại hương thơm tự nhiên của lá. Mùa nắng hanh (ngoài Bắc) là thời điểm tốt nhất để phơi lá đinh lăng.
Trong cách làm gối lá đinh lăng, công đoạn quan trọng nhất là phơi.
-
2
Khi lá đã khô đúng độ (lá vừa khô tới, còn độ mềm dẻo, không được ròn quá) đem xấy khô hoặc sao vàng ở nhiệt độ vừa phải để đảm bảo độ dẻo của lá không bị gãy vụn. Sau đó hạ thổ để lá đinh lăng hút được độ ẩm cần thiết và tinh túy của đất trời.
Khi lá đá khô, bạn tiến hành mang sấy và hạ thổ.
-
3
Bước tiếp theo là bạn mang lá đinh lăng trộn đều với bông gòn polyester (loại chuyên dụng để làm gối). Tỷ lệ lá đinh lăng và bông gòn được tính toán rất công phu sao cho mùi hương vừa đủ thoang thoảng, không bị quá hắc hay biến thành mùi thuốc bắc.
Sau khi trộn đều lá đinh lăng khô và bông gòn với tỷ lệ phù hợp sẽ nhồi vào ruột gối và may lại. Điều đặc biệt chú ý trong công đoạn này đó là kích thước vỏ gối và độ cao của gối phải được tính toán làm sao cho phù hợp với độ tuổi của trẻ nhỏ.
Đối với trẻ từ 0 – 24 tháng tuổi nên sử gối size 25cm x 35cm. Trẻ trên 24 tháng tuổi nên sử dụng gối size 30cm x 40cm. Chiều cao hợp lý của gối thường được ước lượng bằng chiều cao của vai khi bé nằm nghiêng.
Bước cuối cùng là bạn trộn lá đinh lăng với bông gòn để nhồi vào vỏ gối sao cho gối có mùi hương thoang thoảng.
Vậy là chẳng mấy chốc mà mẹ đã có ngay chiếc gối lá đinh lăng thật êm ái và mùi hương thoảng thoảng cho bé rồi. Cách làm gối lá đinh lăng dù hơi mất công một chút nhưng lại làm đơn giản mà bé lại có món đồ tốt cho sức khỏe. Có chiếc gối này, bé sẽ ngủ ngon và sâu hơn. Đối với các bé sử dụng gối lá đinh lăng mùi thơm này sẽ lưu lại trên cơ thể bé suốt cả này. Các bé và phụ huynh sẽ rất thích mùi hương này và sẽ không quên được nó.
Khi đã biết cách làm gối lá đinh lăng, bạn nên thường xuyên làm vệ sinh gối lá đinh lăng cho bé bằng cách giặt vỏ gối và phơi ruột gối lá đinh lăng, vừa tránh ẩm mốc và vừa làm cho lá đinh lăng không bị xẹp và mất mùi. Thời hạn sử dụng khuyên dùng lá từ 8 tháng đến 1 năm kể từ ngày sử dụng gối. Khi phơi ruột gối nên phơi trong bóng râm, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để tránh gối bị hư khi nhiệt độ quá cao.
>>> Xem thêm:
Gối ôm cá ngựa – món quà handmade cho bé ngủ ngon
3 cách may gối handmade đơn giản chưa từng thấy
Chúc các bạn thành công với cách làm gối lá đinh lăng cho bé nhé!