Lịch sử “Ngày của Mẹ” đã bắt đầu ở Hy Lạp cổ đại, khi lễ hội được tổ chức để tôn vinh Rhea, mẹ của các vị thần. Từ thời Trung cổ cho đến suốt kỷ nguyên Georgian vào thế kỷ 17 (thời kỳ các vua George ở Anh 1714-1830), ngày chủ nhật của mẹ (Mothering Sunday – ngày chủ nhật thứ 4 của mùa chay) là thời gian cho những thanh niên trẻ tuổi đang làm việc trở về nhà và đem cho mẹ những chiếc bánh “mothering cake”. Món ăn khá phổ biến trong dịp này là “Furmety” (cháo bột mì nấu với đường, sữa, quế), những dạng chè ngũ cốc, ở Scotland, người ta còn làm “Carlings” hay bánh kếp chiên (Pancake). Sau này, “Mothering Sunday” ở Anh trở thành ngày lễ tôn giáo để tôn vinh Mother Church.
Julia Ward Howe, tác giả bài hát “Battle Hymn of the Republic”, đã từng dề nghị lập ra một ngày lễ tôn vinh các bà mẹ và thúc đẩy hòa bình cho nước Mĩ năm 1872. Ý tưởng này được Anna Jarvis (1864-1948) ủng hộ và phát triển sau đó.
Anna Jarvis là một phụ nữ sống độc thân. Năm 1905, mẹ cô mất – bà Anna M. Jarvis, người phụ nữ thủy chung nhân hậu đã tận tụy với nghề giáo suốt 20 năm ở trường học Sunday. Tri ân người mẹ kính yêu của mình, Anna bắt đầu viết thư cho những chính khách, thương nhân để nhờ họ ủng hộ cho một ngày kỷ niệm trên toàn quốc gia để trẻ em tôn vinh mẹ mình. Jarvis tin mạnh mẽ rằng, một ngày như vậy sẽ thắt chặt hơn mối dây liên kết trong gia đình và cho người mẹ sự trân trọng kính yêu xứng đáng.
Anna Jarvis
Chiến dịch viết thư của cô cũng là sự tiếp tục những nỗ lực của mẹ mình để lập ngày hữu nghị các bà mẹ “Mothers Friendship Day” sau cuộc nội chiến như một cách thức đưa mọi người đến gần nhau hơn và tiến tới sự hòa giải.
Và rồi, “Ngày của Mẹ” đầu tiên được tổ chức vào ngày 10 tháng 5 năm 1908. Hôm đó, Anna đã gởi tặng 500 bông hoa cẩm chướng màu trắng, bông hoa mà mẹ cô yêu thích cho nhà thờ Andrews ở Grafton, West Virginia. Năm sau đó, Anna Jarvis gởi tặng cho nhà thờ 700 bông hoa cẩm chướng trắng. Qua nhiều năm, cô đã gởi hơn 10 000 bông hoa như một món quà cá nhân cho nhà thờ Andrews.
Năm 1910, West Virginia chính thức công nhận “Mother’s Day” là một ngày lễ của tiểu bang, và các tiểu bang khác cũng nhanh chóng làm theo sau đó.
Năm 1914. tổng thống Woodrow Wilson tuyên bố ngày chủ nhật thứ hai của tháng 5 được xem là “Ngày của Mẹ” trên toàn nước Mĩ.
Bông hoa cẩm chướng đỏ trân trọng dành cho người mẹ còn sống và bông hoa cẩm chướng trắng tri ân người mẹ đã khuất . Bông hoa cẩm chướng được ưu ái bởi nó tượng trưng cho những đức tính cao quý của người mẹ, người phụ nữ, sự thuỷ chung, lòng nhân hậu, sự thanh cao, sâu sắc và bền bỉ của tình mẹ. Và giờ đây, “Ngày của Mẹ” đã trở thành một ngày lễ được tổ chức trên khắp thế giới.
Dịch từ nationalgeographic
Lịch sử “Ngày của Mẹ” đã bắt đầu ở Hy Lạp cổ đại, khi lễ hội được tổ chức để tôn vinh Rhea, mẹ của các vị thần. Từ thời Trung cổ cho đến suốt kỷ nguyên Georgian vào thế kỷ 17 (thời kỳ các vua George ở Anh 1714-1830), ngày chủ nhật của mẹ (Mothering Sunday – ngày chủ nhật thứ 4 của mùa chay) là thời gian cho những thanh niên trẻ tuổi đang làm việc trở về nhà và đem cho mẹ những chiếc bánh “mothering cake”. Món ăn khá phổ biến trong dịp này là “Furmety” (cháo bột mì nấu với đường, sữa, quế), những dạng chè ngũ cốc, ở Scotland, người ta còn làm “Carlings” hay bánh kếp chiên (Pancake). Sau này, “Mothering Sunday” ở Anh trở thành ngày lễ tôn giáo để tôn vinh Mother Church.
Julia Ward Howe, tác giả bài hát “Battle Hymn of the Republic”, đã từng dề nghị lập ra một ngày lễ tôn vinh các bà mẹ và thúc đẩy hòa bình cho nước Mĩ năm 1872. Ý tưởng này được Anna Jarvis (1864-1948) ủng hộ và phát triển sau đó.
Anna Jarvis là một phụ nữ sống độc thân. Năm 1905, mẹ cô mất – bà Anna M. Jarvis, người phụ nữ thủy chung nhân hậu đã tận tụy với nghề giáo suốt 20 năm ở trường học Sunday. Tri ân người mẹ kính yêu của mình, Anna bắt đầu viết thư cho những chính khách, thương nhân để nhờ họ ủng hộ cho một ngày kỷ niệm trên toàn quốc gia để trẻ em tôn vinh mẹ mình. Jarvis tin mạnh mẽ rằng, một ngày như vậy sẽ thắt chặt hơn mối dây liên kết trong gia đình và cho người mẹ sự trân trọng kính yêu xứng đáng.
Anna Jarvis
Chiến dịch viết thư của cô cũng là sự tiếp tục những nỗ lực của mẹ mình để lập ngày hữu nghị các bà mẹ “Mothers Friendship Day” sau cuộc nội chiến như một cách thức đưa mọi người đến gần nhau hơn và tiến tới sự hòa giải.
Và rồi, “Ngày của Mẹ” đầu tiên được tổ chức vào ngày 10 tháng 5 năm 1908. Hôm đó, Anna đã gởi tặng 500 bông hoa cẩm chướng màu trắng, bông hoa mà mẹ cô yêu thích cho nhà thờ Andrews ở Grafton, West Virginia. Năm sau đó, Anna Jarvis gởi tặng cho nhà thờ 700 bông hoa cẩm chướng trắng. Qua nhiều năm, cô đã gởi hơn 10 000 bông hoa như một món quà cá nhân cho nhà thờ Andrews.
Năm 1910, West Virginia chính thức công nhận “Mother’s Day” là một ngày lễ của tiểu bang, và các tiểu bang khác cũng nhanh chóng làm theo sau đó.
Năm 1914. tổng thống Woodrow Wilson tuyên bố ngày chủ nhật thứ hai của tháng 5 được xem là “Ngày của Mẹ” trên toàn nước Mĩ.
Bông hoa cẩm chướng đỏ trân trọng dành cho người mẹ còn sống và bông hoa cẩm chướng trắng tri ân người mẹ đã khuất . Bông hoa cẩm chướng được ưu ái bởi nó tượng trưng cho những đức tính cao quý của người mẹ, người phụ nữ, sự thuỷ chung, lòng nhân hậu, sự thanh cao, sâu sắc và bền bỉ của tình mẹ. Và giờ đây, “Ngày của Mẹ” đã trở thành một ngày lễ được tổ chức trên khắp thế giới.
Dịch từ nationalgeographic